CloudOffce
HOTLINE: 1900 4767
|
Tin tức & sự kiện

Chữ ký số ký hợp đồng điện tử và những điều có thể bạn chưa biết

   Không nắm rõ về chữ ký số ký hợp đồng điện tử dẫn đến trường hợp gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là thông tin về chữ ký số ký hợp đồng điện tử và những điều bạn có thể chưa biết.

1. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 

Giao kết hợp đồng điện tử là hoạt động phổ biến đối với doanh nghiệp, đơn vị hiện nay. Phương thức giao kết hợp này này giúp doanh nghiệp tối ưu được rất nhiều chi phí và thời gian. Tuy nhiên các hoạt động giao kết hợp đồng điện tử đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

nguyên tắc 1

Chữ ký số hợp đồng điện tử.

Dưới đây là 3 nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử theo quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) gồm:

  • Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

  • Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

  • Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chữ ký số ký hợp đồng điện tử 

Theo nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử thì có nhân, đơn vị có quyền thỏa thuận lựa chọn chữ ký số để ký hợp đồng điện tử. Tuy nhiên sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định về luật giao dịch điện tử và các quy định liên quan khác.

2.1 Mục đích sử dụng chữ ký số ký hợp đồng điện tử

Chữ ký số hiểu một cách đơn giản là một dạng của chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, được cấu thành từ khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. 

Chữ ký là một trong những công cụ giúp cá nhân và đơn vị thực hiện hợp đồng điện tử một cách an toàn và theo đúng quy định của pháp luật. Chữ ký số đóng vai trò như con dấu đối với tổ chức, doanh nghiệp hay đóng vai trò như chữ ký tay đối với cá nhân.

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về về giá trị pháp lý của chữ ký số và các tính năng của chữ ký số thì sử dụng chữ ký số ký hợp đồng điện tử nhằm các mục đích sau:

  • Xác nhận chính xác chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với hợp đồng được ký.

  • Chữ ký số bảo đảm tính xác thực: xác thực chủ thể ký thông qua chứng thư số. 

  • Đảm bảo tính toàn vẹn cho hợp đồng điện tử: Sau khi ký chữ ký số không thể sửa, xóa hoặc thay đổi nội dung của hợp đồng.

  • Có tính chống chối bỏ: Người ký không thể chối bỏ việc mình đã ký thể hiện sự chấp thuận của mình đối với hợp đồng đã ký.

  • Giảm thiểu rủi ro về giả mạo chữ ký, tính pháp lý của hợp đồng được ký.

  • Đảm bảo tính pháp lý vững chắc đối với hợp đồng điện tử đã ký.

Có thể thấy chữ ký số ký hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong giao kết hợp đồng, giúp các bên tham gia hợp đồng tránh được rủi ro phá vỡ hợp đồng hay hủy hợp đồng trái pháp luật. Tuy nhiên chữ ký số không áp dụng cho các loại hợp đồng điện tử như: giấy kết hôn, mua bán bất động sản, hợp đồng thừa kế, hối phiếu hay các giấy tờ có giá khác…

2.2 Điều kiện của chữ ký số an toàn dùng ký hợp đồng điện tử 

Không phải chữ ký số nào cũng có thể đáp ứng điều kiện an toàn và có tính pháp lý cao. Hợp đồng điện tử có tính pháp lý cao chỉ khi chữ ký số ký hợp đồng điện tử đảm bảo an toàn. Theo đó, chữ ký số đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP gồm:

  • 1 là: Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

  • 2 là: Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

  • 3 là: Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp: 

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; 

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; 

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; 

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.

3. Những điều bạn có thể chưa biết 

Chữ ký số trở thành công cụ hỗ trợ giao dịch điện tử không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Sử dụng chữ ký số lâu nhưng nhiều người dùng có thể chưa nắm hết được các quy định về chữ ký số sử dụng khi giao kết hợp đồng điện tử. 

nguyên tắc 2

Sử dụng USB token ECA để tối ưu hóa việc ký số.

  1. Không phải tất cả hợp đồng điện tử đều cần chữ ký số 

Trên thực tế, không phải hợp đồng điện tử nào cũng bắt buộc phải có chữ ký số. Các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký số với các loại hợp đồng điện tử này.

Hợp đồng điện tử chỉ bắt buộc có chữ ký số khi Pháp luật quy định loại hợp  đồng/ văn bản đó cần có chữ ký. Đồng thời chữ ký được ký trên hợp đồng bắt buộc có chữ ký là chữ ký số an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

  1. Có nhiều loại chữ ký số khác nhau 

Hiện nay đa số các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng chữ ký số USB token do tính chất dễ sử dụng, giá rẻ, bảo mật cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều loại chữ ký số khác với các ưu điểm vượt trội như:

  • Chữ ký số Smart Card: là loại chữ ký số thiết lập sẵn trên SIM điện thoại do các nhà mạng phát triển,giúp người dùng sử dụng chữ ký số trên thiết bị di động

  • Chữ ký số HSM: là loại chữ ký số dùng công nghệ HSM và sử dụng đến giao thức mạng khi muốn truyền nhận, xử lý lệnh ký số. Có ưu điểm có thể ký nhiều tài liệu cùng một lúc.

  • Chữ ký số từ xa: là chữ ký số dùng công nghệ đám mây (cloud-based) để ký số có thể thực hiện ở mọi thiết bị điện tử, mọi nơi, mọi lúc trên các thiết bị khác nhau. Ngoài ra còn có tốc độ ký nhanh, xử lý ký nhiều tài liệu cùng một lúc nên sẽ khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các loại chữ ký trên. 

  1. Nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số nào

Có rất nhiều các yếu tố để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số. Các yếu tố được đặt lên hàng đầu như: độ uy tín của nhà cung cấp, tính năng sản phẩm, giá cả, dịch vụ hỗ trợ… 

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ chữ ký số ký hợp đồng điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử đáp ứng các quy định của Pháp luật. Không chỉ có chất lượng dịch vụ hỗ trợ tốt, nhiều gói dịch vụ phù hợp chữ ký số ECA do Công ty cung cấp còn có tính năng vượt trội, giá rẻ được nhiều cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị lựa chọn.

Trên đây CloudOffice cung cấp thông tin chữ ký số ký hợp đồng điện tử và những điều có thể bạn chưa biết. Để được hỗ trợ thông tin về chữ ký số vui quý doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân vui lòng liên hệ đường dây nóng 19004767 hoặc 19004768.

Trụ sở Hà Nội
Số 11 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Viêt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 04.37545222, FAX: 04.37545223
Chi nhánh TP.HCM
33A - Cửu Long - F.2 -Tân Bình - TP.HCM.
Điện thoại: 08.35470355. FAX: 08.35470356
Chi nhánh Đồng Nai
93/75 Đồng Khởi - Tân Phong - TP.Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện thoại : 0618.871868, Fax: 0618.871866
Chi nhánh Đà Nẵng
36 Đào Duy Từ - Thanh Khê - TP.ĐÀ NẴNG.
Điện thoại : 0511.3868363, Fax: 0511.3868364
Chi nhánh Bình Dương
B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin - Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3848886, Fax: 0650.3848882
Tư vấn, hỗ trợ 24/7
1900 4767
2024 © Xây dựng bởi Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn